Hàn Quốc ngày nay là nước công nghiệp phát triển mạnh,
đứng thứ 11 trên thế giới và đã có những ảnh hưởng hiện đại hoá phương Tây
trong đời sống văn hóa, song cho đến nay quốc gia này vẫn lưu giữ được nhiều
nét đẹp Á Đông riêng có của dân tộc Hàn.
Giống như dân tộc Việt Nam, Tết âm lịch là một trong
những nét đẹp đặc sắc, văn hóa cổ truyền của người Hàn Quốc. Tết Dương lịch:
Hàn Quốc cũng giống như các nước phương Tây, được tính từ thời khắc giao thừa
giữa đêm 31/12 năm cũ dương lịch bước sang những giây phút đầu tiên của sáng
ngày 1/1 năm mới dương lịch. Tết dương lịch là một ngày đại lễ và được mọi người
ưa chuộng, nhất là giới trẻ vì nó đến ngay sau Lễ Noel khiến cho mọi người đều
hiểu rõ giá trị của những ngày nghỉ sau một năm làm việc và học tập căng thẳng.
Tuy nhiên, Tết dương lịch không dài ngày, người ta thường chỉ có những hoạt động
lễ hội và vui chơi vào hai ngày đầu năm mới, đến ngày mùng 3 mọi người lại tiếp
tục các công việc thường ngày của một năm mới.
Một số phong tục, tập quán trong dịp Tết âm lịch cổ truyền Hàn Quốc:
Tết âm lịch cổ truyền của người Hàn Quốc theo tiếng Hàn gọi là Seollal thường rơi vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2 dương lịch.
Đêm giao thừa không ai ngủ cả, vì theo truyền thuyết nếu ngủ thì sáng hôm sau sẽ bị bạc trắng cả lông mi và đầu óc kém minh mẫn khi thức dậy.
Vào những ngày Tết, mọi người đều mặc trang phục truyền thống hanbok hoặc chọn cho mình những bộ quần áo đẹp nhất, cả gia đình cử hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên. Sau lễ nghi này, những người ít tuổi trong gia đình sẽ cúi lạy những người lớn tuổi trong gia đình.
Với các trẻ em trong những ngày Tết Nguyên Đán còn là dịp chúng được thoả sức tham gia vào các trò chơi truyền thống được tổ chức ở các nơi công cộng như các trò: kéo co, thả diều, bập bênh và yut-nori.
Vào Đêm giao thừa, người Hàn phải
hoàn tất các đồ ăn đã chế biến để đem đặt lên bàn thờ, có khi tới hơn 20 món,
trong đó nhất thiết phải có món chính là ttok-kuk (là một loại phở nước được chế
từ bò hay gà).
Câu chúc tết phổ biến nhất của người Hàn Quốc là “say hay
boke-mahn he pah du say oh”, có nghĩa “ mong nhiều phúc lành năm mới sẽ đến với
bạn”.
Cũng giống như Việt Nam và nhiều nước Đông Á khác, trong những ngày Tết Nguyên
Đán cổ truyền đã là dịp để các thành viên xa gia đình trở về đoàn tụ trong sự
hoà thuận, yêu thương và mọi người đều trang phục đẹp, lịch sự, nói với nhau bằng
những lời chúc tốt đẹp nhất. Tuỳ theo mỗi quốc gia, dân tộc mà có những đặc sắc
riêng trong văn hoá Tết, song nét đẹp chung bao trùm tất cả vẫn là tính chân,
thiện, mỹ - một nét đẹp đậm tính nhân văn Á Đông mà trên đây Hàn Quốc là một
minh chứng rõ nét.
Đăng nhận xét