Khác với việc học 7-10 môn học như ở Việt Nam, sinh viên ở Mỹ chỉ học 4 đến 5 môn. Chương trình giáo dục tại Mỹ chú trọng bám sát thực tế, không nhồi nhét.

Phương pháp giáo dục tại các trường ở Mỹ khác biệt như thế nào?

Có thể cảm nhận được ngay một điều là nền giáo dục Mỹ khuyến khích sinh viên học tập. Giáo dục được mở rộng cho tất cả những ai muốn học không kể đến chuyện sinh viên có thể tự trang trải toàn bộ học phí, hoặc sinh viên có phải là công dân của nước Mỹ hay không
Giáo dục Mỹ - Cơ hội giáo dục cho sinh viên quốc tế
Có thể cảm nhận được ngay một điều là nền giáo dục Mỹ khuyến khích sinh viên học tập. Giáo dục được mở rộng cho tất cả những ai muốn học không kể đến chuyện sinh viên có thể tự trang trải toàn bộ học phí, hoặc sinh viên có phải là công dân của nước Mỹ hay không.
Ngoài việc có một hệ thống đa dạng các trường dạy nghề, trường đại học, với nhiều loại bằng cấp khác nhau thích ứng với nhu cầu và trình độ của từng cá nhân, nước Mỹ còn có nhiều chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên (kể cả sinh viên quốc tế), chẳng hạn như những khoản tiền cho vay dài hạn với lãi xuất thấp (loan program) và sinh viên không phải trả lại cho đến khi đi làm, những khoản tiền trợ cấp (grant) của từng bang để sinh viên có thể trang trải chi phí học tập và sinh hoạt...Đặc biệt là khi bạn đã học đến trình độ cao học, (thạc sĩ hoặc tiến sĩ), hầu hết các trường đại học đều có những chương trình học bổng du học tài trợ cho việc học của bạn.
Như vậy, có thể thấy rằng hệ thống giáo dục Mỹ có ưu tiên rõ rệt cho những ai có khả năng và muốn theo đuổi việc học tập. Đây chính là điểm khác biệt lớn của nền giáo dục nước Mỹ với các nước khác trên thế giới. Nếu muốn học tập ở Mỹ, một sinh viên quốc tế hoàn toàn có khả năng tự liên hệ với các trường đại học, gửi hồ sơ sang xin học và dành một học bổng. Trong khi đó, một số nước khác như Anh, Pháp, úc, vẫn chưa thực sự mở ra cơ hội này cho sinh viên quốc tế.

Học ít – vận dụng nhiều

Một trong những đặc trưng nổi bật của phương pháp giáo dục Mỹ là tôn trọng thực tế, hiệu quả và "không nhồi nhét". Một học kỳ, thay vì học học 7-10 môn học như ở Việt Nam, ở Mỹ, sinh viên Mỹ chỉ học 4 đến 5 môn, hiếm có sinh viên nào chọn học 6 môn một học kỳ. Một năm học ở Mỹ trên lý thuyết là học 9 tháng nhưng thời gian học thực tế chỉ thường khoảng 7 tháng vì sinh viên ở đây có rất nhiều kỳ nghỉ xuyên suốt một năm học như đã nói ở trên.
Tuy thời gian lên lớp không nhiều, nhưng học hành ở Mỹ vẫn vô cùng vất vả, đòi hỏi sinh viên phải nỗlực cao. Tại sao lại như vậy? Bởi vì phương pháp giáo dục, đào tạo ở Mỹ đòi hỏi sinh viên phải phát huy một cách tối đa tính tự giác. Điều này được thể hiện qua việc tự học và tự nghiên cứu. Ngoài giờ lên lớp, sinh viên thường phải hoàn thành một số lượng lớn các bài tập về nhà (problem sets), bài đọc (reading assignment), bài viết (papers). Chuyện vào thư viện, lên internet tìm hiểu thông tin để viết bài, đọc những tài liệu tham khảo khá dài là chuyện "như cơm bữa". Thư viện ở nhiều trường đại học lớn còn mở cửa 24/24 giờ để đáp ứng nhu cầu học của sinh viên. Đối với sinh viên Việt Nam mình, học tập lại càng đòi hỏi phải nỗ lực nhiều hơn để cạnh tranh được với sinh viên Mỹ.

Lý do thứ nhất, học tập bằng tiếng Anh là một thách thức không nhỏ. Bạn nên nhớ một điều rằng tiếng Anh, nhất là khả năng diễn đạt và khả năng viết vô cùng quan trọng, đặc biệt với các sinh viên theo học các ngành xã hội. Nhiều lúc học thấy ghen với sinh viên Mỹ vì để đọc được vài trăm trang sách bằng tiếng Anh, sinh viên mình phải bỏ một lượng thời gian gần gấp đôi sinh viên Mỹ, hay những lúc thảo luận, mình biết hai mà chỉ nói được một trong lúc sinh viên Mỹ có khi chỉ biết một nhưng lại nói được thành 2,3.

Lý do thứ hai, học ở Mỹ là học thật, là tự suy nghĩ, tư duy sáng tạo, tìm hiểu, sáng tạo. Phương pháp học này hoàn toàn khác so với Việt Nam vì vậy, sinh viên mình thường phải mất một thời gian mới thích ứng được.

Lên lớp ít, tự học, tự tìm hiểu, tư duy nhiều đã làm cho sinh viên biến các kiến thức học được trên lớp thực sự thành kiến thức của mình. Ngoài ra không chỉ là lý thuyết suông, các giáo sư thường cố gắng áp dụng việc "Học" vào thực tế, điều này cũng giúp sinh viên hiểu sâu và nhớ lâu. Ví dụ như trong dịp Bush và Gore đang tranh cử chức tổng thống Mỹ, câu hỏi trong bài kiểm tra giữa học kỳ cho khoá học kinh tế học 1 (economics 1) ở một trường đại học là chính sách thuế về xăng dầu của George W. Bush có ảnh hưởng như thế nào đến người tiêu dùng.

Cơ hội học tập & phát triển bản thân

Nếu lần đầu đi du học Mỹ, bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi thấy ngày đầu tiên nhập học, sinh viên nháo nhào chạy đi ghi tên vào các lớp học, rồi có khi học ở lớp này được 2 buổi lại chuyển sang lớp khác. Đây chính là một đặc trưng lớn của nền giáo dục Mỹ. Giáo dục ở đây theo hướng đáp ứng đúng nhu cầu và trình độ của từng cá nhân. Sinh viên hoàn toàn có cơ hội theo đuổi những gì mình mong muốn mà không sợ là kiến thức học được bị bỏ quên hay không dùng đến sau khi ra trường hoặc học xong không kiếm được thật nhiều tiền. Do đó, nếu như ở Việt Nam, mỗi học kỳ bạn phải học những môn học bắt buộc do nhà trường quy định, ở Mỹ, bạn tự chọn lựa những môn học phù hợp với sở thích, khả năng và theo đuổi của mình. Hơn nữa, một trường đại học có đến hàng trăm môn học khác nhau, và có khi cùng một môn học lại có đến hai ba lớp (section) riêng, do một hay nhiều giáo sư giảng dạy.
Như vậy, bạn không những chỉ lựa chọn lớp học mà còn lựa chọn luôn cả giáo sư giảng dạy nữa. Ưu điểm của phương thức lựa chọn lớp học này là phát huy một cách hiệu quả nhất những điểm mạnh của sinh viên đồng thời tạo cho sinh viên có cảm giác hứng thú học tập. Bí mật cần được bật mí: "Cơ sở triết học của phương châm giáo dục này được hình thành từ Chủ nghĩa nhân bản và tự do cá nhân thịnh hành ở các nước phương Tây nhất là thời kỳ Phục hưng. Tư tưởng này cho rằng mỗi cá nhân hơn ai hết là người hiểu rõ nhất năng lực và nguyện vọng của mình, và vì vậy họ phải được toàn quyền tự quyết trong cuộc sống và trong nỗ lực mưu cầu hạnh phúc của riêng mình"

Hoàn thiện cuộc sống

Giáo dục Mỹ chú trọng nhiều đến đào tạo học sinh một cách toàn diện. Việc học và việc chơi được kết hợp hết sức nhuần nhuyễn. Ngoài giờ lên lớp, sinh viên ở Mỹ còn tham gia vào rất nhiều các câu lạc bộ, các tổ chức khác nhau, rồi chơi thể thao, hát, chơi nhạc... Các hoạt động này vừa giúp tăng cường thể chất đồng thời cũng có tác dụng phát triển tính năng động, sáng tạo, và nhất là khả năng lãnh đạo (leadership skill). Đối với mỗi sinh viên, nếu chỉ biết học mà không hoạt động sẽ là một thiệt hại lớn.
Đơn cử như chuyện xin học đại học của sinh viên Mỹ, không có những kỳ thi đại học căng thẳng, những giờ học thêm tối ngày, việc bạn có vào được một trường đại học tốt hay không được hoàn toàn quyết định bởi toàn bộ quá trình phấn đấu của học sinh ở trường trung học. Ngoài chuyện điểm học, điểm thi các kỳ thi bắt buộc thì chuyện bạn năng động, tích cực trong môi trường trường học cũng là một yếu tố quan trọng có tính chất quyết định trong việc bạn có được nhận vào đại học hay không.

Môi trường cạnh tranh cao

Bằng cấp ở Mỹ vô cùng quan trọng cho sự nghiệp của mỗi cá nhân. Nếu vào được các trường đại học tốt và nổi tiếng và nếu học giỏi, cơ hội việc làm sẽ tăng lên rất nhiều. Mỗi trường đều có những quỹ riêng để cấp học bổng, trao giải thường cho những sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Ví dụ chương trình học bổng có uy tín: Fulbright, tài trợ toàn bộ chi phí ăn học cho sinh viên Mỹ ở một quốc gia khác trên thế giới. Vì vậy, quan hệ giữa các sinh viên trong trường đại học vừa mang tính cộng tác, vừa mang tính cạnh tranh cao vì việc vào học ở trường nào, học như thế nào, điểm số ra sao, thứ hạng bằng tốt nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến công việc và những cơ hội tiến thân sau này.

Đăng nhận xét

 
Đầu trang