Tiền mừng tuổi, con giáp đại diện cho năm, đổ xô về
quê những ngày cuối năm… là những tục lệ mà người nước ngoài sinh sống và làm
việc tại Việt Nam cảm thấy kỳ lạ và thích thú về tết cổ truyền của người Việt.
Ông Tetsuya Osafune (Giám đốc một công ty truyền
thông, quốc tịch Nhật Bản, ăn tết tại Việt Nam lần thứ 2):
Ấn tượng trước cảnh người Việt về quê ăn Tết
Tôi thật sự ấn tượng với việc nhiều người Việt Nam
dù trễ đến đâu cũng cố gắng quay về quê ăn tết. Hiện ở Nhật chúng tôi không còn
ăn tết âm lịch nữa.
Nhiều người dân Nhật có xu hướng chuyển về sống tại
các thành phố lớn, nên họ không còn ở gần ông bà, cha mẹ.
Điều này kết hợp với áp lực công việc khiến người Nhật
không thể quay về quê nhà ăn Tết Âm lịch nữa. Do đó, chúng tôi chuyển qua Tết
Dương lịch.
Giống với người Việt Nam, trong dịp năm mới, chúng
tôi thường dùng đũa mới và chén kiểu để ăn.
Tại Nhật, tục lì xì chỉ còn tồn tại ở một số thị trấn
nhỏ và hầu như chỉ còn người già lì xì cho trẻ em mà thôi.
Cá nhân tôi thấy việc có đến hai cái tết (dương lịch
và âm lịch - PV) như ở Việt Nam là đúng đắn vì đây là truyền thống.
Thay đổi truyền thống sẽ ảnh hưởng đến văn hóa và điều
này hoàn toàn không tốt, nhất là đối với người châu Á.
Chị Annie Atizay (Giáo viên, quốc tịch Mỹ, ăn tết Việt
Nam lần thứ 3): Tính cộng đồng của tết Việt tạo nên sự khác biệt so với lễ mừng
năm mới tại Mỹ
Tôi thích không khí tết Việt Nam.
Tôi cảm nhận được
không khí lễ hội của gia đình và cộng đồng khi mọi người ai cũng mua hoa, dọn dẹp
nhà cửa và hát karaoke. Tôi đi ra đường và để ý thấy rất nhiều gia đình cùng
hát karaoke với nhau. Ai trông cũng vui và thoải mái hơn thường ngày.
Tôi thấy tết Việt Nam hay hơn năm mới ở Mỹ ở chính yếu
tố cộng đồng này. Các hoạt động mừng năm mới ở Mỹ mang tính cá nhân hơn, mỗi
người tự đặt ra các mục tiêu cho bản thân mình trong năm mới.
Phong tục tặng quà tết của Việt Nam cũng khác ở Mỹ,
nếu không nói là trái ngược. Ở Mỹ, mọi người rất ít tặng nhau quà năm mới, có lẽ
do họ đã tặng quà nhau nhiều vào dịp Giáng sinh chỉ trước đó mấy ngày. Và dù có
là dịp nào, thì người Mỹ cũng rất ít khi tặng quà cho sếp như ở Việt Nam, trừ
phi họ có quan hệ thân thiết.
Như tôi đã nói thì năm mới ở Mỹ mang tính cá nhân
hơn, nên thay vì bận tâm đến chuyện tặng quà, người Mỹ lại đặt nặng chuyện phải
làm một điều gì đó đặc biệt trong năm mới, chẳng hạn như phải đi đến một nơi
nào thật thú vị, hay tổ chức một bữa tiệc thật hoành tráng.
Người Việt Nam còn có một truyền thống mà tôi thấy rất
quan trọng là tảo mộ. Ở Mỹ và nhiều nước phương Tây khác thì nếu có, người ta
chỉ thăm người chết vào ngày giỗ, ngày sinh nhật, hay nếu là vợ hoặc chồng thì
thăm thêm vào dịp kỷ niệm ngày cưới.
Tôi thấy phong tục này rất đáng trân trọng, rất hay,
khi chúng ta mời những người thân và bạn bè đã qua đời cùng đón năm mới, như thể
họ vẫn còn ở quanh chúng ta.
Một yếu tố thú vị khác là mỗi tết ở Việt Nam có một
cái tên, chẳng hạn như năm nay là tết con Rắn, năm trước là tết con Rồng, và rồi
lại có các câu chuyện về sự may mắn trong từng năm liên quan đến con giáp đó. Ở
Mỹ thì năm mới nào cũng như thế, rất chán.
Tôi có thử nhiều món ăn Việt Nam nhưng tôi không nhớ
tên nhiều món. Tôi chỉ nhớ món gỏi cuốn, bò bía và bánh chưng là món tôi rất
thích, tôi ăn được nhiều lắm. Và tôi ăn chay nên chắc là hầu hết các món chay của
Việt Nam tôi đều thích.
Năm mới của Mỹ không có những kiêng kỵ như “không được
đi xa vào ngày mùng 5”.
Tôi rất thích tết ở Việt Nam. Tôi cũng thích các loại
thức ăn truyền thống trong dịp tết, như bánh chưng, bánh tét và thịt đông, vì
chúng có thể dùng trong nhiều ngày.
Điều này giúp phụ nữ Việt Nam có được những giây
phút nghỉ ngơi trong dịp lễ. Tôi thấy hầu hết phụ nữ Việt Nam đều làm việc rất
vất vả trong cả năm, nên họ xứng đáng được thư giãn trong những ngày tết.
Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên ăn tết tại Việt Nam. Tôi đã sững sờ trước vẻ đẹp của các loại hoa tết được trưng bày ở chợ
hoa Công viên 23.9.
Quang cảnh TP.HCM trong dịp lễ này thật là tuyệt. Bữa
tiệc tết Việt Nam đầu tiên cũng là nơi tôi gặp ông xã của mình, một người Việt
Nam, vì thế tết đối với tôi luôn là một dịp đáng nhớ.
Ăn tết ở Việt Nam rất là thú vị và tôi chỉ thấy một
chút kỳ lạ về phong tục lì xì, vì ở Úc, chúng tôi thường chỉ tặng quà trong các
dịp lễ.
Bạn cần phải cho người được tặng thấy rằng bạn quan
tâm và thấu hiểu những gì mà người ta cần thông qua việc chọn món quà mà bạn biết
họ sẽ thích.
Giá trị món quà không quan trọng, mà điều quan trọng
nhất là sự thấu hiểu đằng sau món quà.
Ngoài ra, việc tặng quà bằng tiền đối với người Úc
là khá kỳ cục vì nó không thể hiện được ý nghĩa gì từ người tặng. Dĩ nhiên là nếu
được cho tiền, thì bạn có thể tự do chọn một món quà theo ý thích, nhưng đối với
tôi thì kiểu tặng này không chứa đựng sự quan tâm trong đó.
Vợ chồng anh chị Dyer Lloyd - Nguyễn Thị Hoa Lâm ở
TP.HCM đã đón tết bốn lần tại Việt Nam. Anh Lloyd là người Anh, từng là phóng
viên tờ Guardian của xứ sở sương mù. Anh hiện là giám đốc điều
hành của một công ty tư vấn đầu tư và giáo dục tại TP.HCM.
Bận rộn công việc trong những ngày này nhưng vợ chồng
anh chị vẫn tranh thủ dọn dẹp nhà cửa đón Tết và cùng tận hưởng những phút giây
xuân đang về. Cả hai cùng nhớ lại những kỷ niệm Tết Việt thật độc đáo và cùng
chúc mừng lì xì trước cho nhau trong những ngày đón Xuân này...
Đăng nhận xét